Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 226|Trả lời: 2
In Chủ đề trước Tiếp theo

[Văn] ai giỏi văn giúp mình cái mở bài nha

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Advertisements
Nhà văn nguyễn dữ đã kết thúc truyện người con gái nam xương bằng việc cho vũ nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất.  Khi học về truyện này, có bạn cho rằng: giá như nhà văn để vũ nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì truyện kết thúc sẽ có ý nghĩa hơn.  Em có đồng ý với bạn không ?  Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào ?


Thread Hot
[Đã được giải đáp] cảnm nhận tình bà c
[Đã được giải đáp] ai giỏi văn giúp mì
[Đã được giải đáp] bài hát đa linh đa
[Ôn thi ĐH - CĐ] Chia sẻ tài liệu Sinh 12
[Phổ Thông] Tiếng Anh 11 - Unit 2
[Phổ Thông] Tiếng Anh 11 - Unit 1
[Phổ Thông] Cách chia động từ
[Hỗ trợ giáo dục] Microsoft Office 2007 + key
[Phổ Thông] SENTENCE TRANSFORMATION
[Phổ Thông] 50 cấu trúc câu hay gặp trong ti
[Ôn thi ĐH - CĐ] 10 PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH B
[Làm văn] Thuyết minh về con heo (lợn) - một l

Sofa
Đăng lúc 16-6-2013 21:07:47 | Chỉ xem của tác giả
Hì, MB bạn cứ giới thiệu tác giả tác phẩm như bình thường nhé, bắt đầu TB bạn tóm tắt sơ về văn bản, rồi đi vào nêu ra ý kiến của mình về câu hỏi đề nêu nhé....^^!

Là một nhà văn nhân đạo, Nguyễn Dữ không bao giờ muốn một người như Vũ nương phải chết. Nhưng hiện thực vẫn là hiện thực, dù nó phũ phàng đến mấy. Vũ nương đã chết - đó là sự thật không thể cứu vãn. Song để minh oan, để bù đắp cho một con người hiếu hạnh đến thế, nhà văn tưởng tượng ra sự hồi sinh của nhân vật.

Tái hợp, trùng phùng trong niềm hạnh phúc sau những lỗi lầm vẫn là niềm mơ ước, khát vọng của con người bao đời nay. Nhà văn đã tạo ra sự dung hoà giữa hiện thực với niềm mơ ước; giữa cái tồn tại và cái không tồn tại. Vũ nương đã trở về trong niềm mơ ước của Trương Sinh và của người đời nhưng chỉ là trong chốc lát rồi nhanh chóng tan biến vào khói mây. Chia lìa là vĩnh viễn bởi người chết làm sao mà sống lại. Hiện thực trở về trong niềm mơ ước. Đây chính là nét đặc sắc của truyền kì Nguyễn Dữ mà các tác giả sau ông không ai vượt qua được. Cái ảo ảnh đoàn tụ mau chóng tan biến dù không muốn thì cũng không thể làm khác được.

Trương Sinh sống trong cảnh phòng không vắng vẻ, ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya ngắm bóng mình trên vách mà cảm hoài cho phận lẻ bóng côi... Đứa trẻ mồ côi mẹ, chồng mồ côi vợ... Đây chính là một vấn đề lớn của bi kịch gia đình.

Đồng thời với kiểu kết thúc truyện như vậy đã cho ta thấy được quan niệm sống tiến bộ: thà sống trong đau khổ mà có thật còn hạnh phúc hơn là sống trong hạnh phúc siêu hình; thấy được cái nhìn hiện thực tỉnh táo, phi lạc quan hoá và tấm lòng nhân đạo bao la của nhà văn

Ghế gỗ
Đăng lúc 17-6-2013 06:07:50 | Chỉ xem của tác giả
Qua câu chuyện về Vũ Nương, tác giả muốn gửi gắm lòng thương cảm đối với những con người conn người bất hạnh, đặc biệt là những người phụ nữ với những nỗi oan tình. Tác giả đã cảm thông, chia sẻ với một kiếp người bất hạnh và đồng thời muốn đề cao, ca ngợi họ.  Bên cạnh những lời tố cáo sắc bén về những hủ tục lạc hậu, những luật lệ hà khắc của xã hội phong kiến. Điều đó, chúng ta thấy được khi Nguyễn Dữ không cho Vũ Nương trở về nhân gian ở cuối truyện, chính là muốn tìm cho họ một con đường giải thoát khỏi nhũng đau thương của xã hội phong kiến dành cho họ. Lời nói của Vũ Nương là lời buộc tội xã hội, tố cáo xã hội phong kiến thối nát không có chỗ cho những người như nàng dung thân. Có thể đó là tiếng lòng của tác giả muốn gửi gắm trong câu chuyện.  Nguyễn Dữ muốn để lại một bài học sâu sắc ho các đức ông chồng, đặc biệt là những ông chồng đa nghi, thất học như Trương Sinh.
Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 17-4-2025 07:08

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách