Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 281|Trả lời: 4
In Chủ đề trước Tiếp theo

[Văn] Tổng Quan Văn học Việt Nam

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Advertisements
hãy dùng hiẻu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định:
văn học Việt Nam đã thể hiện chân thưc, sâu sắc đời sống tư tưởng tình cảm của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng
Viết đoạn văn ngắn,có dẫn chứng cụ thể!



Thread Hot
[Đã được giải đáp] Tổng Quan Văn học Vi
[Đã được giải đáp] bài hát đa linh đa
[Ôn thi ĐH - CĐ] Chia sẻ tài liệu Sinh 12
[Phổ Thông] Tiếng Anh 11 - Unit 2
[Phổ Thông] Tiếng Anh 11 - Unit 1
[Phổ Thông] Cách chia động từ
[Hỗ trợ giáo dục] Microsoft Office 2007 + key
[Phổ Thông] SENTENCE TRANSFORMATION
[Phổ Thông] 50 cấu trúc câu hay gặp trong ti
[Ôn thi ĐH - CĐ] 10 PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH B
[Làm văn] Thuyết minh về con heo (lợn) - một l
[Làm văn] Đoạn văn ngắn tả cảnh biển vào b

Đề cử
Đăng lúc 20-8-2013 21:00:22 | Chỉ xem của tác giả
Bài viết có thể có một số ý chính như sau:

* Nhìn tổng quát, có thể thấy văn học Việt Nam trải qua hai thời kỳ lớn: văn học trung đại và văn học hiện đại.

- Văn học trung đại: Tồn tại chủ yếu từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIX, là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á, có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học trong khu vực, nhất là văn học Trung Quốc.

- Văn học hiện đại: Bắt đầu từ đầu thế kỷ XX và vận động, phát triển cho tới ngày nay, nó tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học ngày càng mở rộng, đã tiếp xúc và tiếp nhận với tinh hoa của nhiều nền văn học trên thế giới để đổi mới.

* Văn học Việt Nam thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng: quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ quốc gia dân tộc, quan hệ xã hội và trong ý thức về bản thân.

- Phản ánh mối quan hệ với thế giới tự nhiên:

Ở khía cạnh này, các tác phẩm văn học đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo và chinh phục thiên nhiên. Thiên nhiên trong văn học vừa dữ dội, hung bạo, vừa gần gũi và thân thiết như một người bạn của con người. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời kỳ.
Dẫn chứng:
+ Văn học trung đại: Một số câu thơ tả cảnh trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, Chùm 3 bài thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến, v.v.....
+ Văn học hiện đại: Thơ Xuân Diệu, thơ Hồ Chí Minh, tùy bút của Nguyễn Tuân, v.v....
(Mấy cái này có rất nhiều, rất nhiều tư liệu có thể đưa ra).

- Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc:

Đây là nội dung tiêu biểu xuyên suốt lịch sử phát triển của văn học dân tộc, nó phản ánh một đặc điểm lớn của lịch sử dân tộc: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Mối quan hệ quốc gia dân tộc được văn học phản ánh ở nhiều khía cạnh, trong đó nổi bật là tinh thần yêu nước (tình yêu làng xóm, niềm tự hào dân tộc, ý chí đấu tranh, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức về độc lập, tự chủ của dân tộc, v.v....). Nhiều tác phẩm trong dòng văn học này đã trở thành những áng văn chương bất hủ của dân tộc.

Dẫn chứng:
+ Văn học trung đại: Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sỹ - Trần Hưng Đạo, Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi, ....
+ Văn học hiện đại: Thơ Hồ Chí Minh, thơ Tố Hữu, một số tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc, Lê Anh Xuân, v.v.....

- Phản ánh mối quan hệ xã hội:
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói phê phán, tố cáo các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội công bằng, dân chủ, tốt đẹp.

Dẫn chứng:
+ Văn học trung đại: Truyện Kiều - Nguyễn Du, Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu, ....
+ Văn học hiện đại: Chí Phèo - Nam Cao, Tắt đèn - Ngô Tất Tố, Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn, thơ Tố Hữu (trước cách mạng), tập truyện "Gió đầu mùa" - Thạch Lam, v.v......

- Phản ánh ý thức về bản thân:
Ở phương diện này, văn học đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hòa hai phương diện: phần bản năng và phần văn hóa, tư tưởng vị kỷ và tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn cảnh khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác, song nhìn chung văn học xây dựng hình ảnh con người Việt Nam với nhiều phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, giàu lòng vị tha, thủy chung, tình nghĩa, giàu đức hi sinh, v.v.....

Dẫn chứng:
+ Văn học trung đại: Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, Truyện Kiều - Nguyễn Du, Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu, v.v.....
+ Văn học hiện đại: Con người cách mạng trong thơ Hồ Chí Minh, thơ Tố Hữu, truyện ngắn "Bức trang" - Nguyễn Minh Châu, Bến quê - Nguyễn Minh Châu, Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê, v.v......

Đây là 4 nội dung chủ đạo trong đời sống tư tưởng tình cảm của con người Việt Nam được phản ánh trong văn học. Tuy nhiên, vì điều kiện hoàn cảnh lịch sử, tâm lý, hai nội dung yêu nước và nhân đạo đã trở thành nội dung nổi bật và có giá trị đặc biệt trong lịch sử phát triển của văn học nươc nhà.
Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 20-8-2013 21:11:36 | Chỉ xem của tác giả
Không thể ngắn gọn hơn sao?
Tầng
Đăng lúc 20-8-2013 21:14:53 | Chỉ xem của tác giả
1. Con nguoi VN trong quan he the gioi tu nhien
- Nhan thuc, cai tao, chinh phuc the gioi tu nhien (than thoai, truyen thuyet)
- Thien nhien la nguoi ban tri am, tri ky (cay da, ben nuoc, vang trang)
- Thien nhien gang bo voi li tuong dao duc, tham my cua nha Nho (Tung, Cuc, Truc, Mai)
=> T/y thien nhien la mot noi dung quan trong

2. Con nguoi VN trong quan he quoc gia, dan toc:
- Nguyen nhan de chu nghia yeu nuoc tro thanh nhung noi dung quan trong va noi bat nhat cua VHVN
+ Do nhan dan ta som y thuc xay dung quoc gia, doc lap
+ Do vi tri dia li dac biet ma dat nuoc ta da nhieu lan dau tranh voi giac ngoai xam de gianh va giu nen doc lap tự chủ
- Dac diem, noi dung cua chu nghi yeu nuoc trong VHVN:
+ VHDG: the hien t/y thien nhien, lang xom, cam ghet moi the luc bạo tàn
+ VHTĐ: truyen thong van hien lau doi, y thuc sau sac ve quoc gia, dan toc
+ VHCM: the hien tinh than, xả than vi doc lap, tu do cua to quoc
=> Chu nghia yeu nuoc la mot noi dung tieu bieu, gia tri quan trong cua VHVN

3. Quan he VH trong quan he XH
- To cao, phe phan cac the luc chiêm quyền va bay to su thong cam doi voi nguoi dan bi ap buc
- Mo uoc ve mot XH cong bang, tot dep
- Nhan thuc, phe phan, cai tao XH
- Cam hung XH sau dam la 1 tien de quan trong cho su hinh thanh chủ nghĩa XH và chủ nghĩa nhân đạo trong VH dan toc
- Sau 1975, VH di sau phan anh cong cuoc xay dung cuoc song moi, XH moi

4. Quan he y thuc, ban than:
- VHVN ghi lai qua trinh lua chon, dau tranh de khang dinh dao ly lam nguoi cua con nguoi VN trong su ket hop hai hoa 2 phuong dien: y thuc ca nhan và y thuc cong dong
- Trong hoan canh dau tranh chong ngoai xam, cai tao tu nhien khac nghiet. Con nguoi VN thuong de cao y thuc cong dong ma xem nhe y thuc ca nhan. Nhan vat trung tam thuong noi bat y thuc trach nhiem XH, hy sinh cai toi ca nhan
- Trong hoan canh khac, cai toi ca nhan duoc de cao o TK XVIII (1930 - 1945), con nguoi nghi den quyen song ca nhan, quyen huong t/yeu tu do, hanh phuc,...
- Xu huong chung cua VH nuoc ta la xay dung dao ly lam nguoi voi nhung fam chat tot dep: nhan ai, thuy chung, tinh nghia, duc hy sinh vi su nghiep chinh nghia
- De cao quyen song con nguoi ca nhan nhung khong chap nhan chu nghia ca nhan cuc doan
--> VH: văn học; t/y: tình yêu
5#
 Tác giả| Đăng lúc 20-8-2013 21:18:30 | Chỉ xem của tác giả
Cảm ơn Ad và king nhiều nhé!
Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 17-4-2025 07:00

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách