Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 247|Trả lời: 1
In Chủ đề trước Tiếp theo

giup to boi

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Sofa
Đăng lúc 23-3-2013 02:08:01 | Chỉ xem của tác giả
Lời mở: drunk học lâu quá cũng không nhớ, nhưng mà, sách Ngữ văn 11, tập 2, có những bài về thiên nhiên như sau: Vội vàng, Tràng giang, Đây thô Vĩ Dạ, và thêm bài Chiều tối (Mộ) đối với chương trình nâng cao.

Lưu ý: trước khi đi vào ý chính là câu hỏi được nêu ở đề bài, bạn giới thiệu sơ về tác giả, tác phẩm, sơ lược cả đại ý của bài bạn nhé, như thế sẽ giúp bạn đạt được điểm tối đa đấy.

Gợi ý:

Tràng giang

Mở đầu bài thơ ta bắt gặp lời đề từ " Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài ". "Bâng khuâng, nhớ" miêu tả tâm trạng, "trời rộng, sông dài" tả cảnh . từ đó ta thấy lời đề từ đã thâu tóm ngắn gọn và chính xác cả cảnh lẫn tình của bài thơ.

Ở khổ hai vẫn là cảnh sông nước , nhưng ngoài những hình ảnh "con thuyền, dòng nước, củi " ở khổ một thì ở đây được điểm thêm vài nét như "cồn, gió, làng, chợ, bến".

Hình ảnh "nắng xuống" đối lập với "trời lên", nhà thơ sử dụng nghệ thật đối ý để gợi sự chuyển động hai chiều của đất trời. "Sâu" gợi độ hun hút, khôn cùng, "chót vót " gợi độ cao vô tận . "Sâu chót vót" nghe như vô lí nhưng lại là sự sáng tạo độc đáo của Huy cận. đó là cái nhìn tâm tưởng của nhà thơ, nhà thơ đang đứng bơ vơ giữa vũ trụ thăm thẳm nên nhìn xuyên suốt vào lòng đất , vào ruột trời. Cùng với hình ảnh "Nắng xuống, Trời lên " thì "Sông dài, trời rộng" tạo không gian ba chiều "rộng, cao, sâu" - một không gian ba chiều hiện ra làm cho không gian vô cùng, cảnh vậy vắng lặng gợi nổi buồn xa vắng .không gian có chứa "bến cô liêu" - gợi sự lẽ loi, trơ trọi, hoàn toàn là cảnh vật đượm buồn. Sau nổi buồn xa vắng thì nổi buồn bơ vơ lại dồn dập vào nhà thơ. Nó được thể hiện ở khổ ba.

Nghệ thật tự láy "dợn dợn" diễn tã những con sóng vời theo con nước lan tỏa ra tích tắt cho thấy nổi nhớ nhà luôn thường trực trong ông và sẵn sàng lan tỏa ra khắp nơi. Ở câu thơ cuối Huy Cận chịu ảnh hưởng của thơ đường, tiêu biểu là Thôi Hiệu


      Nhật mộ hương quan hà xứ nhị

      Yên ba giang thượng sử nhân sầu


Với thôi Hiệu , mỗi lần thấy khói sóng là ông nhớ nhà da diết nhưng sao da diết bằng Huyy Cận khi không có cái gì để gợi nhớ, cho thấy nổi nhớ nhà của Huy cận luôn sôi sục và rạo rực.Từ đó thấy được tấm lòng yêu quê hương đất của ông.


Bài thơ Tràng giang gợi nổi buồn man man thiên cổ của Huy cận. Tất cả cảnh vật liên quan đến con người đều không hiện hữu. Qua đó thấy được nổi cô đơn của Huy cận truớc cảnh thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đậm tình người, tình đời, tình yêu nước tha thiết.

Vội vàng

“Vội Vàng” là sự thể hiện cái nhìn về thời gian và sự sống của Xuân Diệu. Bài thơ có thể coi là bức tranh nhân sinh mới, tiến bộ của Xuân Diệu. “Vội Vàng” vì thế cũng là một lời khuyên với mỗi người đọc, nhất là tuổi trẻ, phải làm cho tuổi xuân của mình trở nên có ý nghĩa, đừng để cho nó trôi đi trong sự hoài phí. Tuổi xanh rồi sẽ qua đi (Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại) nhưng nếu chỉ biết vội vàng tận hưởng mà chẳng biết làm gì để có sự tận hưởng đó, làm gì để góp cái có ích cho đời thì lại là một thái độ sống tiêu cực, lối sống ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa. Mà Xuân Diệu thì “cả cuộc đời luôn luôn học tập, rèn luyện và lao động sáng tạo vừa là một quyết tâm khắc khổ, một lẽ sống, một niềm say mê lớn”.

Đây thôn Vĩ Dạ

“Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp về cảnh và người của một miền quê đất nước qua tâm hồn thơ mộng, giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của một nhà thơ đa tình đa cảm. Bằng thủ pháp nghệ thuật liên tưởng cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, tác giả Hàn Mặc Tử đã phác họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống và ẩn trong đấy là nỗi lòng của chính nhà thơ: nỗi đau đớn trước sự cô đơn, buồn chán trần thế, đau cho số phận ngắn ngủi của mình. Dù vậy nhưng ông vẫn sống hết mình trong sự đau đớn của tinh thần và thể xác. Điều đó chứng tỏ ông không buông thả mình trong dòng sông số phận mà luôn cố gắng vượt lên nó để khi xa lìa cõi đời sẽ không còn gì phải hối tiếc.


Trải qua bao năm tháng, cái tình của Hàn Mặc Tử vẫn còn tươi nguyên, nóng hổi và day dứt trong lòng người đọc. “Tình yêu trong ước mơ của con người đau đớn ấy có sức bay bổng kì lạ” nhưng nó cũng giản dị, trong sáng và tươi đẹp như làng quê Vĩ Dạ. Đây là một nghệ sĩ tài hoa, một trái tim suốt cuộc đời luôn thổn thức tình yêu, một tâm hồn thi sĩ đã biến những nỗi đau thương, bất hạnh của đời mình thành những đóa hoa thơ, mà trong đó thơm ngát nhất, thanh khiết nhất là “Đây thôn Vĩ Dạ”.

Chiều tối (Mộ)


Chiều tối “ là những vần thơ quên mình vĩ đại. Cực độ con người đang ở trong một cảnh ngộ tột cùng đau khổ nhưng vẫn có thể rung động được với nỗi khổ hoặc niềm vui của những con người bình thường khác, tình cờ gặp mặt hoặc thấy trên con đường đày ải. Nhưng có lẽ cũng không nên nói rằng Bác Hồ đã quên mình bởi một người như Bác thì bầu trời, xóm núi, cô gái xay ngô và bếp lửa đang rực hồng lên ấy không phải là những cái ở bên ngoài mình.


Bị trói, bị tù đày, bị giải đi


Năm mươi ba cây số một ngày
Áo mũ dầm mưa rách hết giày

Nhưng dường như Người không hề để ý gì đến sự đau khổ của bản thân mình. Người luôn hướng ngoại, lấy tình yêu của mình trải lên cả không gian bao la để quên đi nỗi nhọc nhằn. Người coi thường gian khổ, chịu mọi cay đắng và không bao giờ than van. Đó chính là tinh thần thép vĩ đại của người tù thi sĩ Hồ Chí Minh.

Dường như với Bác, đấy là cuộc sống của chính mình. Vậy nói như nhà thơ Tố Hữu, Bác có thể nâng niu tất cả, vì Bác sống như trời đất, vì Bác có một trái tim có thể ôm trọn mọi non sông, kiếp người: Bác sống như trời đất của ta.

P.s:
bạn dựa vào gợi ý, mở rộng, phát triển ý tưởng nhé, hì. Drunk chúc bạn học tốt....^^!

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 16-4-2025 23:45

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách