|
Hãy cùng phân tích bài thơ "Gửi lời tự do" của tác giả Tô Ban Tây
"Cánh chim cợt nhả cuối chân trời
Tự do bay lượn khắp nơi nơi
Kìa đôi chim én cho anh gửi
Một chút tình thơ, chút sự đời."
Ngày nay, cuộc sống ngày càng đi lên, đồng nghĩa với việc có thêm bộn bề những lo toan, những mệt mỏi, những việc không tên làm con người ta cảm thấy căng thẳng. Ai cũng muốn có được một cuộc sống hạnh phúc với gia đình, làm những điều mình thích, tận hưởng những gì mình có. Nhà thơ Tô Ban Tây đã diễn tả rất sâu sắc tâm trạng này trong bài thơ "Gửi lời tự do" do anh sáng tác trong một đêm mưa rả rích.
Bài thơ được mở đầu bằng hai câu:
Cánh chim cợt nhả cuối chân trời
Tự do bay lượn khắp nơi nơi
Hình ảnh cánh chim cho ta thấy sự tự do tự tại, phiêu du khắp chân trời góc bể. Mỗi khi nhắc đến hình ảnh cánh chim, ta dễ dàng nhận thấy sự nhẹ nhàng bay bổng, tâm hồn con người cũng như cánh chim vậy, sẽ bay bổng nếu không ai, không việc gì trói buộc lại. Chim có thể bay đến mọi nơi mọi chốn, hòa mình vào thiên nhiên, vào đất trời. Có chăng những chú chim bồ câu lại tượng trưng cho sự tự do, chú chim chích chòe cho sự hoạt bát năng động. Con người vốn cũng rất yêu chim...
"Kìa đôi chim én cho anh gửi
Một chút tình thơ, chút sự đời"
Những ai đã từng xem qua chuyện Cao Lỗ và Lược Duyên mới thấy được chú chim én bé nhỏ được gửi gắm tình cảm như thế nào. Cao Lỗ là người miền núi cao, quanh năm bầu bạn với rừng núi, muông thú, ít khi tiếp xúc với con người, đặc biệt là con gái. Lược Duyên là cô gái phong trần ở kinh đô vừa về quê, nơi miền quê quả không hợp với tính cô. Cô tính tình ham chơi, lười việc, suốt ngày chỉ giỏi phá phách. Một hôm ra đường, cô chơi đuổi bắt với gia nhân, không may Cao Lỗ đi ngang mà chạm phải. Cao Lỗ hôm đấy bị gia nhân của Lược Duyên đánh một trận nhừ đòn. Không rõ thế nào, từ hôm đấy Cao Lỗ đem lòng yêu nàng, ngày đêm đều nghĩ đến nàng. Đến nỗi chim đậu lên đầu mà làm tổ cũng chẳng để ý.
Một hôm chú chim sẻ trên đầu Cao Lỗ không may trượt té bị anh bắt gặp, anh ôm lấy con chim mà than thở đủ điều. Hồi lâu sau anh quyết định nhờ chú chim én nhỏ gửi một bức thư cho Lược Duyên...
Chim đến nhà Lược Duyên thì xấu số, bị nàng bắn hạ đem chiên dầu. Trong lúc đang thưởng thức, nàng cắn phải một thứ gì đó, lấy ra thì thấy một lá thư bằng da trong bụng con chim. Thư viết thế này:
"Chú chim nhỏ mang bao niềm thương nhớ
Gửi đến em và một chút mộng mơ
- Cao Lỗ -"
Nàng đọc xong quả thực xúc động, tay run run, mắt rớm nước, liền quẳng lá thư đi, như chưa từng có gì xảy ra.
Nói về Cao Lỗ, ngày đêm mong tin lại không thấy chim về cảm thấy vô cùng sốt ruột và lo lắng. 20 ngày trôi qua, chàng trở nên tuyệt vọng, nét ưu sầu hằn rõ lên khuôn mặt gầy guộc của chàng. Trước khi kiệt sức qua thế giới bên kia, chàng có thốt lên rằng:
"Chút hồn gửi lại cho ai
Bây giờ vĩnh biệt, chưa phai cuộc tình"
Từ đó điển tích Cao Lỗ - Lược Duyên gắn liền với chú chim én thể hiện sự tiếc nuối trong tình duyên, tiếc thương cho số phận bọt bèo. Đôi chim thì có bạn có bè, chú chim thì quá lẻ loi, tác giả trong phút giây buồn tủi cho số phận, cho tình duyên của chính mình đã gửi gắm cho đôi chim nhỏ, hy vọng được phút giây thoải mái, bình yên tựa cánh chim.
Bài thơ cho ta thấy sự mộc mạc trong tâm hồn, khát vọng thoát khỏi cuộc sống chán chường, hy vọng đến tương lai tươi sáng hơn. Mỗi ý thơ mỗi vần thơ đều đặc tả vẻ đẹp tâm hồn tác giả, hướng đến sự mộc mạc, chân thành, yêu thiên nhiên. Bài thơ được đánh giá cao trong liên hoan thơ ca miền nam năm 2012, chứng tỏ sự sâu sắc, rung động tới độc giả, toát lên cái hay cái đẹp của thơ ca.
{:9:}{:9:}{:9:}{:9:}{:9:}{:9:}{:9:}{:9:}{:9:} |
|