Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 217|Trả lời: 2
In Chủ đề trước Tiếp theo

[Văn] giup minh voi

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Sofa
Đăng lúc 5-5-2013 08:51:38 | Chỉ xem của tác giả
Gõ bằng tiếng việt nhé bạn pesui.......................
Ghế gỗ
Đăng lúc 5-5-2013 08:54:34 | Chỉ xem của tác giả
Của bạn Pesui đây :

Đề: Phân tích 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên:
                                             
                                                 Bài làm

Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820 là 1 đại thi hào của dân tộc VN, là danh nhân văn hóa thế giới. Ông sinh ra trong 1 gia đình phong kiến quý tộc và sống trong 1 giai đoạn lịch sử đầy biến động. Nguyễn Du đã từng trải qua hơn chục năm sống gian khổ ở nhiều vùng quê khách nhau, từng chứng kiến những trái ngang của cuộc sống phong trần, trong đó có mùi vị của sự chia li. Sau khi đi sứ sang Trung Quốc Nguyễn Du đã sáng tác nên kiệt tác '' Truyện Kiều ''

'' Trao Duyên '' là 1 đoạn trích thể hiện bi kịch tan vỡ, dan dở của tình yêu TK-KT đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa xuyên suốt trong thơ Nguyễn Du trước những đau khổ, bất hạnh cũng như hạnh phúc của con người




* Giới thiệu chung: sau khi thu xếp xong việc bán mình '' Tờ hoa đã kí, cân vàng mới trao'' lấy tiền lo cho vụ kiện nhà Kiều, ngày mai nàng sẽ phải theo Mã Giám Sinh ra đi. Đêm ấy, Kiều bồi hồi thương cho KT tìm cách trả nghĩa cho chàng. bèn thức suốt đêm, nước mắt đầm đìa: '' Dầu chong trắng đĩa, lệ tràng thấm khăn ''. Nhân lúc Thúy Vân thức dậy hỏi han Kiều bây giờ mới nhờ cậy em thay lời nước non với Kim Trọng



Hai câu đầu là lời mở của Kiều

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa


Trong tình thế: ''hở môi ra cũng thẹn thùng/ để lòng thì phụ tấm lòng với ai'' nên mở đầu cuộc trao duyên Kiều phải lựa chọn cách xưng hô đặc biệt sao cho vừa hợ tình lại vừa hợp lí. Bởi vậy Kiều không nói nhờ em mà lại nói cậy em. Bởi vì chữ cậy bao hàm cả niềm hi vọng thiết tha của 1 lời trông cậy có ý nghĩa, nương tựa tin tưởng mối quan hệ ruột thịt gửi gắm nỗi băn khoăn tha thiết. Kiều nói '' em có chịu lời'' mang sắc thái bắt buộc, Kiều muốn em không đc từ chối lời đề nghị của mình, mà Kiều còn cảm thấy đây là 1 sự thiệt thòi lớn, 1 sự hi sinh lón của em, em phải kết duyên vợ chồng với người yêu của chị. Cách nói như thế phù hợp vs hoàn cảnh và tâm trạng vai nài khẩn thiết của Kiều.Xưa nay ta thường thấy bề dưới phải lạy bề trên,em phải thưa gửi lễ phép khi nói chuyện vs chị, nhưng trong hoàn cảnh đó Kiều lại đề nghị em rồi "lạy" rồi "thưa" hóa ra Kiều đang hạ mình bởi vì Kiều sắp cậy em 1 việc rất hệ trọng.Từ "lạy, thưa" là tư thế của 1 con người chịu ơn vs ân nhân của mình, hơn nữa hành động đó của Kiều còn tạo ra 1 bầu không khí trang nghiêm khiến em không thể không nhận lời.


Như vậy vs cách dùng từ ngữ khéo léo đầy sắc thái ý nghĩa chỉ qua 2 câu thơ mở đầu, Nguyễn Du mở đầu cuộc trao duyên đầy hồi hộp, trang trọng thể hiện đc hoàn cảnh đầy éo le, tâm trạng khẩn thiết, bế tắc của Kiều


6 câu tiếp là lời trao Kiều kể lại vắn tắt mối tình của nàng vs KT

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Mối tình của Kiều với KT đang đến đọ đắm say nhất, nồng nàn nhất nhưng trớ trêu thay cơn gia biến ập đến vì thế mà giờ đây Kiều phải phó thác cho em. Kiều hiểu thấu cảm giác thiệt thòi của em khi nhận lời nàng: " keo loan chắp mối tơ thừa mặc em" phó mặt cho em dang dở hay không em cũng gánh vác, chắp mối cho chị, lời Kiều mang giọng điệu sắc thái dứt khoác và trang nghiêm


Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì

Thấu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Lới nói của Kiều có vẻ rất bình tĩnh nhưng lại ẩn chứa bao nghẹn ngào, đau xót. Sự trùng điệp của ba điệp từ: "khi, khi gặp, khi ngày,khi đêm" đã nói lên sự thề ước sâu nặng không thể nuốt lời lài càng khẳng định tình trạng bế tắc của Kiều.Kiều quan niệm tình yêu của mình khác vs phong kiến đương thời. Tình yêu xuất phát từ trái tim tự nguyện chứ không phải từ sự ép buộc, thông qua tình yêu của TK-KT Nguyễn Du phá vỡ luật lệ xã hội phong kiến. Mối tình giữa Thúy Kiều và KT đang mặn nồng sâu sắc thì tai họa ập đến vs gia đình nàng. nàng buộc phải hi sinh chữ tình, để cứu lấy cả gia đình. Đó là lí do mà Kiều đem ra để thuyết phục Thúy Vân. Lời của Kiều cũng hàm chứa bao đau đớn xót xa


Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Từ " sự đâu" như 1 lời oán trách về số phận, về ngoại cảnh đã gây ra sóng gió gia đình, làm tan vỡ mối tình đầu sâu nặng của Kiều

Bốn câu cuối là lời thuyết phụcem bằng cả lí lẫn tình

Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương tan

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Từ " Ngày xuân" mang tính ước lệ có ý nghĩa chỉ tuổi trẻ người con gái. TK muốn nói tuổi trẻ của em còn dài, còn cả tương lai phía trước. Em hãy vì "tình máu mủ" mà "thay lời nước non" giúp chị. Kiều đã kêu gọi tình cảm chị em máu mủ ruột thịt thiêng liêng, khơi dậy ở Thúy Vân trước sự hi sinh và sự vị tha vì người thân nếu đc mãn nguyện thì dẫu Kiều chết đi dưới suối vàng cũng hả lòng hả dạ vì đc tiếng thơm là người có tình có nghĩa


* Nghệ thuật: Ngôn ngữ đoạn thơ có sự kết hợp giữa cách nói trang trọng,văn hoa với cách nói với cách nói giản dị, nôn na của dân gian. Sử dụng điển tích,điển cố: " keo loan" các thành ngữ "thịt nát xương mòn", làm tăng thêm tính thuyết phục cả lí lẫn tình của đoạn thơ

Xã hội phong kiến thối nát đã chia rẽ tình yêu đôi lứa, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, chà đạp lên số phận của người phụ nữ, những con người xinh đẹp, tài hoa.

“Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân!”

kiếp số của họ:

“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”

Qua đoạn trích “Trao duyên”, ta nhận thấy Nguyễn Du thật sự là một bậc đại tài trong việc thấu hiểu từng khía cạnh tinh tế nhất của tâm can con người. Chính sự thấu hiểu sâu sắc ấy cùng với nghệ thuật dùng từ điêu luyện, đã khiến tác phẩm của Nguyễn Du· tồn tại như một giá trị vĩnh cửu vượt qua tất cả thử thách khắt khe của thời gian, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng đối tượng tiếp nhận, đã khiến cho triệu vạn người phải rơi nước mắt khóc than cho số phận nàng Kiều:

“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”

Hay như Mộng Liên Đường cũng đã từng nhận xét: “Nguyễn Du viết Truyện Kiều như có máu rỏ lên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấy", quả thật không ngoa chút nào!

==============================================================
Nguồn: sưu tầm trên Internet

Cảm ơn

Số người tham gia 1Uy tín +2 Thu lại Lý do
penguin + 2

Xem tất cả

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 20-4-2025 16:19

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách