|
Lời mở: drunk nghĩ một bài văn viết 10 câu hơi khó, không phải là khó viết, mà là khó lột tả được hết những cái hay, cái đẹp cũng như cái xấu mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc. Thế nên, drunk khuyên, bạn cứ viết thoải mái, không sao đâu, hì hì...^^
Gợi ý: Đoạn thơ được trích trong "Mã Giám Sinh mua Kiều". Để có thể làm nổi bật tâm trạng Kiều, bạn nên phân tích 1 tí về Mã Giám Sinh, thông qua ngôn ngữ, diện mạo, hành động, đã được nhà thơ miêu tả trong đoạn trước (ngôn ngữ: Nói năng cộc lốc nhát gừng "mập mờ, cũng gần", diện mạo: Kệch cỡm trai lơ, chau chuốt,thái quá "nhẵn nhụi, bảnh bao", hành động: thô lỗ, sỗ sàng "lao xao, ngồi tót"
Qua đó thấy được bản chất của Mã Giám Sinh, là một tên buôn người (lọc lõi, đê tiện, không chút tình người.....)
Lúc này, bạn mới tập trung miêu tả tâm trạng nhân vật Kiều nhé:
“ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng!
Ngại ngùng dợn gió, e sương,
Ngừng hoa bỗng thẹn, trông gương mặt dày”.
Kiều vừa xót xa cho mối tình của mình (nỗi mình), vừa xót xa cho gia đình (nỗi nhà), lệ rơi khôn cầm. Kiều ra với Mã Giám Sinh như cành hoa đem ra trước sương gió, cho nên “ dợn gió, e sương”, vì sương gió làm cho hoa tàn, hoa rụng. Kiều tự ví mình với hoa, nàng thẹn thùng khi nhìn thấy hoa. Có lẽ, nàng tự thấy mình không xứng với hoa chăng? Đó là cái đạo đức thầm kín của Kiều. Trong khi đó mụ mối cứ giới thiệu Kiều như một món hàng, một đồ vật: “vén tóc, bắt tay” cho khách xem. Bắt nàng làm thơ, đánh đàn cho khách thấy. Còn Kiều thì “nét buồn như cúc, điệu gầy như mai”.
Trong màn kịch “lễ vấn danh” này, dưới sự “đạo diễn” của mụ mối và theo đòi hỏi, nài ép của Mã Giám Sinh, Kiều “nhất cử, nhất động” đánh đàn , làm thơ như một “cái máy”. Vì thương cha, thương em, nên hành động bán mình để chuộc cha, cứu em là hành động tự nguyện nên nàng đã chấp nhận chịu đựng và làm theo lời mụ tú, sự thật lại đau lòng đến thế này ư?
Qua ngòi bút của Nguyễn Du, nàng Kiều hiện lên với sự im lặng tuyệt đối mà vẫn không sao dấu được sự đau đớn, xót xa, tủi nhục, ê chề bởi nàng là người luôn có ý thức về nhân phẩm mà lại bị chà đạp lên nhân phẩm một cách nhục nhã. Kiều đau uất trước cảnh đời ngang trái, đau khi nghĩ tới”nỗi mình” - tình duyên dang dở, uất bởi “nỗi nhà” bị “vu oan giáng hoạ”. Bao trùm lên tâm trạng của Kiều là sự đau đớn, tái tê “thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng”!
Phải nói, trước sau, Nguyễn Du cũng đã miêu tả cảnh bán người như là cảnh “cành hoa đem bán cho thuyến lái buôn”.
Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn du đã khắc hoạ được tính cách nhân vật, tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên tài sắc, nhân phẩm của người phụ nữ đồng thời bộc lộ sự thương cảm sâu sắc bởi nỗi đau oan trái của Thúy Kiều ngay từ buổi đầu của đoạn đời đầy lưu lạc của nàng.
Lưu ý: khi sử dụng các từ ngữ của tác giả trong đoạn thơ, bạn nên cho vào dấu ngoặc kép nhé, vì đó là văn của tác giả, mình mượn mà, nhớ nhé. Ngoài ra, nếu sử dụng các từ đắc, bạn cũng nên cho vào ngoặc kép, gợi sự chú ý của thầy cô giáo, người chấm bài nhé.....^^
P.s: drunk viết mấy câu hỏi, câu tu từ không hay lắm, bạn thông cảm nhé, drunk chúc bạn làm bài tốt...
|
Cảm ơn
-
Xem tất cả
|