Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 392|Trả lời: 1
In Chủ đề trước Tiếp theo

phan tich bai canh ngay he

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Advertisements
Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnhgiới) là một trong những bài thơ đặc trưng nhất cho nội dung và nghệ thuật củaQuốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Bài thơ là một bức tranh ngày hè với vẻ đẹp độcđáo, đặc sắc, là tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời,yêu nhân dân, đất nước. Bài thơ bình dị, tự nhiên, câu thơ lục ngôn xen thấtngôn, từ ngữ có sức miêu tả sinh động… Trong quá trình soạn giảng thi phẩm nàytừ khi thực hiện chương trình chỉnh lí hợp nhất đến chương trình thí điểm phânban, rồi đến chương trình phân ban đại trà hiện hành, bản thân tôi có đôi điềutrăn trở sau đây.
“Hồng liên trì đã tịn mùi hương” hay “Hồng liêntrì đã tiễn mùi hương”?
Về chữ này, các nhà biên soạn sách giáo khoa Vănhọc 10 (chương trình chỉnh lí hợp nhất) chọn đưa vào bản phiên là “tịn” (từ cổ,biến âm của “tận”, nghĩa là “hết”) và nhiều tài liệu tham khảo dùng cho giáoviên và học sinh lâu nay cũng đều phân tích, giảng bình bài thơ theo bản này. Đếnchương trình thí điểm phân ban, các nhà biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn 10, bộ1, đã quyết định chọn bản phiên chữ này là “tiễn” với chú thích như sau:
“Tiễn: từ Hán Việt có nghĩa đầy, có thừa, trongcâu này có thể hiểu là ngát hoặc nức. Hai câu: “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ- Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”, ý nói trong khi thạch lựu ở hiên còn đangtiếp tục phun thức đỏ, thì sen hồng trong ao đã ngát mùi hương”.
... Tóm lại, phiên chữ này ở câu 4 là tiễn và hiểulà “ngát” hoặc “nức” thì vừa có căn cứ, lại hợp với văn cảnh bài thơ hơn”.
Các soạn giả còn chứng minh trong phần hướng dẫnTiến trình tổ chức dạy học như sau:
“Cây trước lầu, ngoài ao đều ở trạng thái tràn đầysức sống, đua nhau trổ dáng, khoe sắc, toả hương. Cây hoè trước sân, lá lục đùnđùn, tán rợp giương ra. Cây lựu ở hiên trong khi còn liên tục phun những bônghoa đỏ thắm, thì sen hồng ngoài ao đã kịp nức mùi hương. Lưu ý: sen nở hoa vàomùa hè, đến mùa thu thì tàn (“Sen tàn, cúc lại nở hoa” - Truyện Kiều). Thạch lựucũng nở hoa vào mùa hè, mùa thu quả chín.
Các từ đùn đùn, giương ,phun, tiễn ( ngát, nức)gợi tả sức sống căng đầy chất chứa từ bên trong tạo vật, tạo nên những hình ảnhmới lạ, gây ấn tượng”.
Theo như sách giáo viên ở trên thì cả “thạch lựu”,cả “sen” đều cùng “nở hoa vào mùa hè”, cả hai đều đang cùng chung trạng thái“ngát, nức”, căng đầy sức sống trong bức tranh “cảnh ngày hè” mà một bên thì“còn”, một bên thì “đã”? Bởi vì như chúng ta biết, cặp phụ từ “còn” và “đã” thườngđược người ta dùng để diễn đạt hai trạng thái nghịch chiều, so le kiểu như: Cònnhỏ mà đã yêu với đương. Khách còn ăn, chủ đã đứng dậy. Tôi còn muốn nói chuyệnmà bạn đã ngủ…chứ rất hiếm khi nghe người ta dùng để diễn đạt hai trạng tháithuận chiều, ăn nhịp kiểu như: “trong khi thạch lựu ở hiên còn đang tiếp tụcphun màu đỏ, thì sen hồng trong ao đã ngát mùi hương”; “cây lựu ở hiên trongkhi còn liên tục phun những bông hoa đỏ thắm, thì sen hồng ngoài ao đã kịp nứcmùi hương” ở chú thích và gợi dẫn nói trên.
Đọc đến đây, nếu ai đó vẫn băn khoăn rằng hiểucâu 4 là sen hồng ở ao đã hết mùi hương e không hợp lắm với văn cảnh bài thơthì nên lưu ý rằng ở câu 6 của bài thơ còn nói đến “lầu tịch dương” - mặt trờisắp lặn đó thôi. Phải chăng tính nhất quán, lôgic của văn cảnh nằm ở chỗ: Cảnhvật đang ở vào khi cuối: cuối mùa, cuối ngày, nhưng sự sống thì không dừng lại,cảnh vật vẫn cứ ứa căng, tràn đầy sức sống: cây hoè trước sân đùn đùn tán rợptrương xanh mát một khoảng trời, thạch lựu hiên nhà phun thức đỏ rực rỡ, phiênchợ chiều làng ngư phủ lao xao vui tai vui mắt, ve lầu tây dắng dỏi như bản đàntấu lên rộn rã… Một bức tranh toàn cảnh cuối hè nơi thôn dã được chủ thể cảm nhậnkhông chỉ bằng thị giác, khứu giác, thính giác mà còn bằng cả tâm hồn của mình.Bức tranh đó đi vào trang thơ đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của thinhân nhưng vẫn tươi nguyên tính hiện thực, sinh động, cụ thể như nó vốn có.
Ca ngợi cảnh “Dân giàu đủ khắp đòi phương” đã cóhay ước vọng cảnh “Dân giàu đủ khắp đòi phương” chưa có?
“Cảnh sống của nhân dân náo nhiệt tấp nập vàgiàu đủ nữa. Đó là cảnh làng cá bước vào buổi chợ với những mẻ bội thu, cảnhmua bán thật tấp nập yên vui. Không có một dấu hiệu gì của sự trì trệ, của sự mấtan ninh, của sự thiếu đói. Đúng là cảnh đời thái bình thịnh trị, rất đáng gảylên khúc đàn vua Thuấn.
Tâm hồn Nguyễn Trãi thảnh thơi, sự thảnh thơi hiếmcó giữa những trang thơ Nôm của ông. Nhà thơ vui với cái vui của người dân laođộng, vui chân thật bình đẳng (…) Nhà thơ lạc quan với cuộc sống thiên nhiênđang lên, đang phát triển tràn ngập màu xanh và đầy ắp đời thường no đủ”.
Cũng với cách hiểu, cách luận giải theo hướngnày, tác giả cuốn Giảng văn Văn học Việt Nam viết:
“Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, nhưng trên hết vẫnlà tấm lòng của ông tha thiết với con người, với dân, với nước (…) Thật hiếmhoi khi thấy Nguyễn Trãi có được những phút giây thanh thản. Ở đây ông có cả một“ngày trường” thưởng thức thiên nhiên với một tâm trạng lâng lâng, sảng khoái. ỨcTrai tự giành cho mình quyền “Rồi hóng mát thuở ngày trường” bởi niềm mơ ước, nỗitrăn trở dày vò, mục đích lớn nhất của đời ông đã được thực hiện: dân ấm no hạnhphúc.
Nhìn cảnh sống của dân, đặc biệt là người lao động- những dân chài lam lũ - được yên vui, no đủ, Nguyễn Trãi ước có được chiếcđàn của vua Thuấn để gẩy khúc Nam phong ca ngợi cảnh:
Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
Chúng ta biết rằng, trong Quốc âm thi tập, bên cạnhphần thơ thiên nhiên và bao trùm lên cả đề tài thiên nhiên là một chủ đề khácquan trọng hơn: sự giãi bày những tâm sự thiết tha nhưng phải nén kín của nhàthơ. Đặc biệt xuyên suốt những nỗi niềm tâm sự ấy có một nét nổi bật, làm thànhcảm hứng chủ đạo trong thơ Ức Trai, đó là tấm lòng yêu thương, gắn bó với conngười, với cuộc đời không lúc nào nguội lạnh, ý muốn thiết tha giúp nước và chủnghĩa trung quân tích cực… Quốc âm thi tập mở ra cho người đọc thấy một tráitim đau thương cao cả, một tâm hồn rất mực giàu có, một tình cảm biết nén nỗibuồn để lúc nào cũng có thể lạc quan yêu đời.
Nguyễn Trãi suốt đời đau đáu một hoài bão lớn:làm gì để “yên dân”, người dân lầm than khổ cực được yên vui, an lành, no ấm, hạnhphúc trong “nền thái bình muôn thuở”. Đáng tiếc, quan lộ của Nguyễn Trãi khôngmấy yên ổn, nên ông không có đủ cơ hội đem tất cả chí hướng và tài năng củamình cống hiến cho nước, cho dân. Khi đã không còn được trọng dụng, đã lui về bầubạn cùng thiên nhiên trong sạch và tràn đầy sức sống, lòng Nguyễn Trãi vẫnkhông nguôi hướng về cuộc đời sôi động còn bao nỗi cay đắng, bất công, vẫn thiếttha mong muốn lại được mang tài trí của mình ra giúp đời giúp nước
“Hai câu cuối kết đọng biết bao suy tư của nhàthơ. Ông vui với thiên nhiên, với con người, nhưng hơn thế ông còn khao kháthành động để giúp đời giúp nước. Niềm khao khát ấy thể hiện ở ước mơ có đượccây đàn của vua Thuấn để ca ngợi cảnh thái bình, hay nói đúng hơn, đó là ướcmơ: làm sao có được một triều đại thái bình thịnh trị như đời Nghiêu Thuấn đểnhân dân muôn nơi được sống trong sung sướng, hạnh phúc, yên vui. Ước mơ xuấtphát từ những gì chưa có. Thời Nguyễn Trãi chưa có cảnh: “Dân giàu đủ khắp đòiphương”. Do đó hai câu thơ nặng trĩu đau đời và sâu lắng một tinh thần tráchnhiệm cao cả”;
“Ông, lẽ ra lúc này phải có cây đàn của vua Thuấn,đàn một tiếng để nói lên niềm mong mỏi lớn nhất của mình là dân chúng khắp nơiđều được giàu có, no đủ”...
Tóm lại, về bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnhgiới, bài số 43) của Nguyễn Trãi, các nhà biên soạn nên chọn đưa vào chươngtrình bản phiên chữ thứ 5 của câu 4 là “tịn” (tận, hết) để thể hiện được ýnghĩa của cặp phụ từ “còn” – “đã” trong câu này và câu 3 đứng trước, thể hiệnđược bức tranh trong bài thơ là bức tranh ngày hè độ cuối mùa còn căng tràn sứcsống với tất cả tính chân thực, sinh động, cụ thể của nó. Người dạy, người họcnên chọn cách hiểu đối với hai câu cuối là ước vọng của Nguyễn Trãi về viễn cảnh“Dân giàu đủ khắp đòi phương” để phù hợp hơn với cảm hứng chủ đạo trong Quốc âmthi tập, với thực tế lịch sử -xã hội thời đại Nguyễn Trãi, với tấm lòng đau đáukhát vọng “yên dân”, với những uẩn khúc của một nhà nho tinh thần trách nhiệmcao cả nhưng không còn cơ hội thực hiện trọn vẹn lý tưởng đời mình, với cáitình thế nhàn cư mà chẳng nhàn tâm trong những ngày dài “nhàn quan” của vĩ nhânỨc Trai Nguyễn Trãi



Thread Hot
[Làm văn] phan tich bai tho nhan
[Làm văn] phan tich bai canh ngay he
[Làm văn] phan tich bai tho canh ngay he
[Làm văn] phan tich bai tho canh ngay he
[hello] ảnh
[Đã được giải đáp] bài hát đa linh đa
[Ôn thi ĐH - CĐ] Chia sẻ tài liệu Sinh 12
[Phổ Thông] Tiếng Anh 11 - Unit 2
[Phổ Thông] Tiếng Anh 11 - Unit 1
[Phổ Thông] Cách chia động từ
[Hỗ trợ giáo dục] Microsoft Office 2007 + key
[Phổ Thông] SENTENCE TRANSFORMATION

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 23-2-2013 21:28:26 | Chỉ xem của tác giả

phan tich bai canh ngay he

Trong nền văn học thế giới,chúng ta đã được trải nghiệm và cảm nhận những “tảng văn” đầy xúc động và sâu sắc.Nhắc đến nước Nga, người đời lại tìm đến Đại thi hào Puskin với “Tôi yêu em”.Nhắc đến nền văn học lãng mạng của Anh Quốc, người ta lại tìm đến tác phẩm biđát “ROMEO & JULIET” của Shakespeare… Vậy mỗi khi nhắc đến Việt Nam, có lẽngười ta sẽ không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi – một nhà thơ vĩ đại, đại diệncho nền Văn học Trung đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời biết bao là tập thơhay : “Ức Trai thi tập ; Quốc Âm thi tập ; …” với tên hiệu là Ức Trai. Và “BẢOKÍNH CẢNH GIỚI (Cảnh ngày hè)” cũng không phải là một ngoại lệ cho sự sáng tạođối với một con người yêu thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Ông đã sáng tác bàithơ này và đặt trong tập thơ “Quốc Am thi tập” trong một ngày rảnh rỗi bất đắcdĩ…

“Rồi hóng mát thuở ngày trường
............................................
Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Mở đầu bài thơ, Ức Trai đã cho ta cảm nhận đượchình ảnh vô cùng sinh động, kết hợp với việc sự dụng từ ngữ miêu tả rất chân thực,giàu tính tạo hình của ông ta. Có lẽ ta sẽ tự hỏi rằng : “Nguyễn Trãi là mộtcon người vì dân, vì nước, bận bịu “tối mắt tối mũi” mà lại có thời gian rảnh rỗiđể ngắm những quang cảnh gay gắt trong một ngày hè khắc nghiệt ? Phải chăng cái“rỗi” ở đây là cảm giác thảnh thơi thật sự, hay là sự chán nản, nỗi buồn u uấtcủa “ngày trường” ? Đó là một ngày bất đắc dĩ ở vùng thôn quê hẻo lánh, nơi màông rút về sau khi không còn được trọng dụng để giúp dân giúp nước. Tuy nhiên,ông cũng không phải là một người bi quan mà luôn “mài giũa” niềm tin và suynghĩ về cuộc sống thái bình thịnh vượng cho dân chúng. Do đó, ông đã nhận ra đượcvẻ đẹp của thiên nhiên chốn quê nhà…

Tiếp đó, chúng ta có thể cảm nhận ngòi bút tinhtế của ông qua những hình ảnh “hoè, thạch lựu, hồng liên” trong ba câu thơ sau: “…Hoè lục đùn đùn tán rợp giương / Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ / Hồngliên trì đã tiễn mùi hương…”. TRước hết, cây hoè là một loại cây có tán cao,to. Một màu xanh thoáng đãng từ những nhành hoa “đùn đùn” vươn lên tạo cho ta sựcảm nhận “cái đẹp” không riêng gì tác giả. Đó là sự nhanh nhẹn, hồn nhiên củanhững cây “hoè” qua từ ngữ “đùn đùn”. Bức tranh thiên nhiên ngay ở câu thơ nàyđã cho ta thấy được sự sinh động của một khung cảnh – thoạt nhiên không có gìđáng bàn.

Cùng những hình ảnh mát dịu của màu xanh hi vọng,màu xanh thanh khiết chính là “lựu” với màu đỏ chói loá trước ánh mặt trời chóichang của một buổi trưa hè, cùng với những “cánh sen hồng” nhẹ nhàng, xinh xắn,mặc cho thời gian đang cướp đi sự tinh khôi của chúng qua mùi hương ngào ngạt…Tác giả đã dùng động từ “phun” cho những bông “hoa lựu” vô tri vô giác này, tạocho ta cảm nhận được “sự vận động” của thiên nhiên trong khung cảnh hôm nay.Ngoài ra, Ức Trai lại sử dụng từ “tiễn” để làm tăng giá trị xúc cảm lên gấp nhiềulần. Hình ảnh màu đỏ rực rỡ này có thể làm ta nhớ tới hình ảnh đối lập của đêmhè dịu mát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: ”Dưới trăng quyên đã gọi hè / Đầutường lửa lựu lập lòe đơm bông”…

Với những cảm nhận nhẹ nhàng và xúc tích ấy, tathấy được Nguyễn Trãi có một tình yêu thiên nhiên thật vĩ đại. Ông là người sốngvới thiên nhiên và sống bằng thiên nhiên, với tất cả những gì ông có được. Phảichăng “từng hơi thở” của ông, đều gắn bó với thiên nhiên tuyệt vời ? Từng giácquan của ông được tạo hoá ban tặng để ca tụng vẻ đẹp của thiên nhiên ?…

Vâng, sau bức tranh thiên nhiên mùa hè chóichang được miêu tả dưới ngòi bút tinh tế của Nguyễn Trãi rất sinh động thì nhữnghình ảnh, âm thanh của cảnh chiều tà được trau chuốt qua hai câu thơ : “Lao xaochợ cá làng ngư phủ / Rắng rỏi cầm ve lầu tịch dương” đã đánh thức được nỗi uhoài về hiện thực đương đại. Nghệ thuật dùng từ tượng thanh “Lao xao” và “Rắngrỏi” đã vẽ lên cho ta một buổi chiều hè, kết thúc một ngày “trường” chán nản củaNguyễn Trãi.Những âm thành “lao xao”, ồn ào của khu chợ đang dần nhường chỗ chonhững tiếng “rúc rích” như tiếng đàn “cầm” của loài ve thích ca hát. Ông đã vínhững âm thanh hỗn tạp đó như giai điệu du dương, trong vắt của một buổi chiều,khi ánh hoàng hôn bắt đầu biến mất sau rặng núi cao, nhường lại quyền kiểm soátcho màn đêm lạnh lẽo thống lĩnh cả một vùng rộng lớn…

Và khi màn đêm lạnh lẽo hiện diện trước mắt ỨcTrai thì cũng là lúc nỗi u uẩn không bao giờ nguôi bắt đầu tái hiện trong ông.Đó là niềm tha thiết giúp dân giúp nước mà không được ai cho phép, không đượcai trọng dụng. Nỗi buồn đó được Nguyễn Trãi thể hiện qua hai câu thơ kế tiếp của“Cảnh Ngày Hè” : “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng / Dân giàu đủ khắp đòi phương”. Từngữ “dẽ có” được nhà thơ dùng như một sự lo lắng, sự băn khoan. Ông muốn được mộtlần thực hiện ước muốn nhỏ nhoi của mình – một ước muốn mà bất cứ vị hiền tàinào cũng muốn làm cho đất nước. Đó là Được một lần cầm trên tay cây đàn Ngũ huyềncủa Vua Ngu Thuấn, và đàn lên khúc nhạc Nam Phong để “mưa thuận, gió hoà” ; đểnhân dân được hưởng sự ấm no hạnh phúc. Đối với Ức Trai, dân tộc Việt Nam nhưlà một món nợ lớn, một món nợ mà suốt đời không thể trả được… Nguyễn Trãi đã đặtcái “nợ” giang sơn, dân tộc lên làm mục đích phấn đấu hoàn thiện bản thân. Thậtđáng tự hào cho một ý chí và lí tưởng cao đẹp của người nam nhi thời phong kiến(Thuật Hoài – Phạm Ngũ Lão).

Kết thúc bài thơ, ta cảm nhận được những giá trịchân thực của khung cảnh thiên nhiên ngày hè nóng bức qua trí sáng tạo hơn ngườicủa Nguyễn Trãi. Ông đã vận dụng thuần thục thể thơ thất ngôn Đường luật vớiniêm luật chặt chẽ của Trung Hoa Đại Lục – Và tạo cho nó những nét phá cách vôcùng độc đáo, cũng như là cách ngắt nhịp, cách phân đoạn không theo thể thơ truyềnthống (Đề – Thực – Luận – Kết). Nổi bật trên hết là câu thơ 6 chữ cuối bài đãlàm nổi bật lên tâm sự của nhà thơ trong một ngày hè chán chường…

Nói tóm lại, Nguyễn Trãi là một nhà thơ lớn củadân tộc Việt Nam, là niềm tự hào không chỉ riêng nên Văn học Trung đại. Qua nhữngcâu thơ và tinh thần cao cả được gởi gắm trong “Bảo Kính cảnh giới”, ta thậtkhâm phục cho những ý nghĩ và việc làm nhân nghĩa của ông. Những giá trị nhânvăn sâu sắc và những lí tưởng cao đẹp vì dân vì nước của Nguyễn Trãi từ xưa đếnnay vận mang nhiều triết lý sống, đáng để con cháu Việt Nam ta học tập và pháthuy. Đó sẽ luôn là bài học không bao giờ cũ, bài học yêu nước thương dân.

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 15-4-2025 18:22

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách